1. MŨI KHOAN SẮT
Phân biệt các loại mũi khoan chuyên dụng
Mũi khoan sắt có cấu tạo gồm các bộ phận hỗ trợ khoan và đục lỗ bề mặt
- Mũi khoan sắt là mũi khoan có cấu tạo gồm các bộ phận hỗ trợ việc khoan và đục lỗ bề mặt như lưỡi cắt, phần cắt và phần định hướng. Nhờ cấu tạo này mà anh em có thể cố định mũi khoan chắc chắn và không bị lung lay khỏi bề mặt sắt. Mũi khoan sắt khá giống với mũi khoan bê tông nhưng có phần đầu mũi sắc nhọn hơn để có thể xuyên qua kim loại.
- Trong mũi khoan sắt, có thể phân ra thành nhiều loại nhỏ như:
Mũi khoan truyền thống: Có độ cứng tốt, được sử dụng phổ biến trong khoan cắt các tấm sắt, thanh sắt trong cơ khí. Đây cũng là loại mũi được nhiều anh em lựa chọn nhất.
Mũi khoan dòng point: Có cấu tạo đặc biệt hơn so với những mũi khoan truyền thống nhằm phục vụ cho việc khoan cắt tự động được chính xác và nhanh chóng hơn. Do đó, mũi khoan dòng point thường được sử dụng trong ngành mạch linh kiện điện tử.
2. MŨI KHOAN GỖ
Phân biệt các loại mũi khoan chuyên dụng
Mũi khoan gỗ có thiết kế phần mũi nhỏ, sắc nhọn giúp kiểm soát dễ dàng trên bề mặt gỗ
- Mũi khoan gỗ là loại mũi khoan có thiết kế phần mũi nhỏ, sắc nhọn nhằm giúp anh em dễ dàng kiểm soát và tạo lỗ khoan trên bề mặt gỗ. Đồng thời, vì kết cấu gỗ mềm hơn rất nhiều so với bề mặt sắt và bê tông nên thiết kế mũi nhọn sẽ giúp cho bề mặt khoan được gọn, nhẵn, không bị loe.
3. MŨI KHOAN TƯỜNG
Phân biệt các loại mũi khoan chuyên dụng
Mũi khoan tường được thiết kế với hình dạng xoắn, đầu mũi làm bằng hợp kim thép cứng cáp
Các loại mũi khoan tường được thiết kế với hình dạng xoắn, đầu mũi được làm bằng chất liệu hợp kim thép cứng cáp, các rãnh thoát phoi có độ rộng hơn so với các mũi khoan khác. Hình dạng của mũi khoan tường gần giống với mũi tên và có hai gồ cứng ở hai bên.
Phân biệt các loại mũi khoan chuyên dụng
Bộ mũi khoan tường được làm từ hợp kim thép không gỉ và cứng cáp
Bộ mũi khoan được làm từ hợp kim thép không gỉ và cứng cáp, cho độ bền lâu dài. Thiết kế chuẩn đầu gài, các thông số đạt quy chuẩn quốc tế, tương thích với mọi loại máy khoan chuyên dụng hiện nay.
4. MŨI KHOAN BÊ TÔNG
Phân biệt các loại mũi khoan chuyên dụng
Mũi khoan bê tông gần giống như mũi khoan tường nhưng kích thước lớn hơn và mũi tù hơn
Mũi khoan bê tông gần giống như mũi khoan tường nhưng có cấu trúc mạnh mẽ, chắc chắn với kích thước lớn hơn và mũi tù hơn để có thể đục phá vật liệu siêu cứng như bê tông cốt thép. Bên cạnh đó, loại mũi này cũng có rất nhiều kiểu dáng tương ứng với các công việc đặc thù khác nhau như:
Mũi khoan bê tông thường: Dùng để khoan các loại bê tông thông thường, không cần bổ sung các chất đặc biệt và có thể sử dụng với máy khoan thường.
Mũi khoan phá bê tông: Dùng để đục phá bê tông, phá dỡ nền, giải tỏa mặt bằng,... trong các công trình xây dựng, giao thông vận tải.
Mũi khoan khoét lõi bê tông: Giúp khoét một phần lõi bê tông mà không cần đục phá cả khối như múi khoan phá bê tông.
Mũi khoan rút lõi bê tông: Có cấu tạo như trụ thép rỗng với đầu lưỡi là các hạt mài kim cương có độ cứng cao, nhằm rút một phần bê tông theo đường lỗ mà không phá dỡ cả khối vật liệu. Do đó, mũi khoan này thường được sử dụng trong các công trình dân dụng như lắp đặt đường ống, tái cấu trúc nhà,...
5. MŨI KHOAN ĐA NĂNG
Phân biệt các loại mũi khoan chuyên dụng
Mũi khoan đa năng có thể khoan cắt nhiều loại vật liệu cứng khác nhau
Như tên gọi của nó, mũi khoan đa năng có thể khoan cắt nhiều loại vật liệu cứng khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều anh em hiện nay. Mũi khoan này cũng được ứng dụng phổ biến ở các công trình xây dựng vì góp phần làm tăng hiệu suất mà không phải tốn quá nhiều thời gian thi công.
Phân biệt các loại mũi khoan chuyên dụng
Bộ mũi khoan đa năng có thể khoan được các vật liệu gỗ, bê tông, gạch và nhôm
Bộ mũi khoan đa năng có thể khoan được các vật liệu gỗ, bê tông, gạch và nhôm. Kích thước mũi khoan bao gồm các mũi 5 x 85 mm, 6 x 100 mm, 6 x 100 mm, 8 x 110 mm, 10 x 150 mm, 12 x 150 mm giúp anh em dễ dàng lựa chọn cho từng mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau.
Một số lưu ý khi dùng mũi khoan
- Chọn mũi khoan đúng với mục đích sử dụng.
- Lắp mũi khoan đủ chặt để không bị cong, rơi rớt trong quá trình khoan.
- Dùng đúng chế độ khoan phù hợp để hoàn thành dễ dàng và tránh làm hư hỏng mũi khoan.
- Dùng một lực thích hợp trong quá trình khoan, không quá mạnh có thể gây đè nén làm cong, vênh mũi thậm chí gãy mũi.
- Khống chế tốc độ của máy khoan bằng cách khoan chậm ban đầu và sau đó, tăng dần tốc độ để cố định mũi khoan được chắc chắn và chính xác.